6/7/09

Cây Thuốc Vần B

TÊN VIỆT NAM: BÁCH HỢP, tỏi rừng, khẻo ma (Tày), xuốn phạ, kíp pá (Thái), cà ngái dòi (Dao).

TÊN KHOA H ỌC: LILIUM BROWNII F.E. Brown var. COLCHESTERI Wilson

HỌ: LILIACEAE

MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5 - 1m. Thân hành to màu trắng. Lá mọc so le, hình mác thuôn, mép nguyên. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 3- 5 hoa to, hình hoa kèn màu trắng. Quả nang 3 ngăn, nhiều hạt nhỏ. Phần trên mặt đất lụi hàng năm vào mùa đông.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa: Tháng 5- 7; Quả: Tháng 8- 10.

PHÂN BỔ:

Cây mọc ở ven rừng, trảng cỏ; ở các tỉnh vùng núi cao.

BỘ PHẬN DÙNG:

Thân hành. Thu hoạch vào cuối mùa thu, khi cây bắt đầu khô héo; đào về, rửa sạch, tách riêng từng vẩy hoặc nhúng nước sôi 5- 10 phút cho dễ tách, rồi phơi hay sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân hành chứa glucid 30%, protid 4%, lipid 0,1%, vitamin C, conchicein.

CÔNG DỤNG:

Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn có tác dụng lợi tiểu, chữa phù. Ngày 15 - 30g, dạng thuốc sắc hoặc bột. Khi chữa ho đau ngực, lao phổi, ho ra máu, thường dùng tươi, giã nát ép lấy nước uống.

TÊN VIỆT NAM: BÌNH VÔI, củ một, dây mối trơn, cà tòm (Tày), co cáy khẩu (Thái), của gà ấp, tở lùng dòi (Dao).

TÊN KHOA HỌC: STEPHANIA SPP.

HỌ: MENISPERMACEAE

MÔ TẢ:

Dây leo, dài 2-6m. Rễ phình to thành củ nạc, có khi nặng tới 50kg. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến mỏng hình khiên hoặc tam giác gần tròn. Hoa đơn tính, khác gốc, màu vàng cam tụ tập thành tán kép. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ. Một hạt, hình móng ngựa, có gai. Nhiều loài có rễ củ mang tên bình vôi như Stephania brachyandra Diels; S. Cambodica Gagnef...; S. cepharantha Hayata; S.glabra Lour; S. sinica Diels; S. kwangsiemsis Lour...đều được dùng.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 2 - 6.

PHÂN BỔ:

Cây mọc chủ yếu ở vùng núi đá vôi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Rễ củ. Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu, đông. Cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Còn là nguyên liệu chiết L.tetrahydro palmatin.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Rễ củ chứa alcaloid với hàm lượng rất khác nhau từ vết đến 2,5% trong từng loài. Các alcoloid là L-tetrahydropalmatin, stepharin, roemerin, cycleanin.

CÔNG DỤNG:

Thuốc an thần, gây ngủ, chữa nhức đầu, sốt nóng, đau dạ dày, ho hen. Ngày 3- 6g, dạng bột hoặc rượu thuốc. Hoạt chất L-tetrahydropalmatin dùng chữa suy nhược và rối loạn tâm thần. Ngày 1-3 viên (mỗi viên: 50mg).

MÔ TẢ:
Cây cỏ, cao 40 - 60cm, sống nhiều năm. Rễ thành củ nạc. Lá mọc so le, mép khía răng; lá ở gốc có cuống dài, xẻ 3 thùy; lá gần cụm hoa, cuống ngắn, không chia thùy. Cụm hoa hình đầu, ở ngọn; hoa nhỏ màu tím. Quả bế có túm lông. Cây thổ tam thất (Gynura pinnatifida DC.) có khi được dùng với tên bạch truật nam.

MÙA HOA QUẢ:
Tháng 8 - 10.

PHÂN BỔ:
Cây nhập nội, trồng được ở cả miền núi và đồng bằng.

BỘ PHẬN DÙNG:
Rễ củ. Thu hoạch vào tháng 11, khi lá ở gốc đã khô vàng, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Thân rễ chứa tinh dầu 1,5%, atractylol, atractylon, glucosid, inulin, vitamin A và muối kali atractylat.

CÔNG DỤNG:
Chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng lợi tiểu, chữa ho, trị đái tháo đường. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, bột hoặc cao.

TÊN VIỆT NAM: SEN, liên, bó bua (Thái), ngậu (Tày).

TÊN KHOA HỌC: NELUMBO NUCIFERA Gaertn.

HỌ: NELUMBONACEAE

MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống nhiều năm ở nước. Thân rễ hình trụ, mọc bò lan dưới bùn. Lá hình tròn, có cuống dài, có gai, đính ở giữa phiến lá, mép lá uốn lượn. Hoa to, màu hồng, hay trắng, thơm. Nhiều lá noãn chứa trong một đế hoa chung, sau thành quả, có vỏ cứng màu nâu đen khi già.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa: Tháng 5-7. Quả: Tháng 6-9.

PHÂN BỔ:

Cây mọc tự nhiên ở Đồng Tháp Mười. Trồng nhiều ở các ao hồ, ở nhiều địa phương.

BỘ PHẬN DÙNG:

Lá, hạt, gương sen, tua sen, ngó sen. Lá thu hái vào mùa thu, phơi khô (liên diệp). Quả chín, bóc vỏ ngoài (liên thạch), lấy hạt (liên nhục). Gương sen đã loại hạt, phơi khô (liên phòng). Tua sen bỏ hạt gạo ở đầu phơi khô (liên tu).

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Lá, hạt, gương sen, tua sen, ngó sen. Lá thu hái vào mùa thu, phơi khô (liên diệp). Quả chín, bóc vỏ ngoài (liên thạch), lấy hạt (liên nhục). Gương sen đã loại hạt, phơi khô (liên phòng). Tua sen bỏ hạt gạo ở đầu phơi khô (liên tu).

CÔNG DỤNG:

Hạt sen chữa suy nhược thần kinh, di tinh, khí hư: ngày 10-30g dạng sắc hoặc bột. Lá sen (15-20g), tâm sen (2-4g) sắc uống chữa mất ngủ, chảy máu, thổ huyết. Ngó sen (6-12g), tua sen (5-10g), gương sen (15-30g) sắc uống chữa đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, thổ huyết.

TÊN VIỆT NAM: HỒI ĐẦU, cỏ vùi đầu, thuỷ điền thất, mằn tảo láy (Tày), vạn bố, bơ pỉa mến (Thái), vùi sầu.

TÊN KHOA HỌC: TACCA PLANTAGINEA (Hance) Drenth

HỌ: TACCACEAE (Củ nưa)

MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống một năm, cao 20-30 cm. Rễ củ, hình tròn, mọc cong lên. Không có thân. Lá mọc thẳng từ rễ. Phiến lá nguyên, lượn sóng, men theo cuống đến tận gốc. Cụm hoa hình tán, 6- 10 hoa trên một cán cong, 4 lá bắc màu tím đen. Hoa màu tím. Quả nang.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 7-12.

PHÂN BỔ:

Cây mọc ở một số tỉnh rừng núi phía bắc; thường mọc chỗ ẩm mát, ven suối.

BỘ PHẬN DÙNG:

Rễ củ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ủ cho mềm rồi thái lát, tẩm gừng, sao thơm.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Rễ củ chứa saponin steroid, khi thuỷ phân cho diosgenin.

CÔNG DỤNG:

Chữa tiêu hoá kém, đau bụng, vàng da do viêm gan siêu vi trùng, ỉa chảy, thần kinh suy nhược, huyết áp cao, đau dây thần kinh toạ, thấp khớp, trẻ em sốt bại liệt, kinh nguyệt không đều. Liều dùng ngày 2- 4g rễ dạng thuốc viên hoặc bột, có thể dùng đến 20g sắc uống.

Nguồn: Viện Dược Liệu

0 comments:

Đăng nhận xét