“Ngọc bình phong tán”
trợ thủ phòng dịch cúm
Lương Y Hoàng Duy Tân
Sức khỏe & Đời sống
Sức khỏe & Đời sống
Mấy ngày gần đây, khi các thông tin đại chúng đưa tin về dịch cúm heo (swine virus) đang có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn trên thế giới, làm cả thế giới lo âu, sợ hãi, một số người đặt vấn đề “Đông y có bài thuốc nào có khả năng ngừa bệnh cúm hay không?”.
Theo y sử của Đông y thì có nhiều trận dịch cúm bùng phát ở nhiều quốc gia, nhất là Trung Quốc, vì vậy các thầy thuốc Trung Quốc đã lưu tâm nghiên cứu và đã giới thiệu nhiều bài thuốc có hiệu quả cao trong việc chống lại cúm. Chúng tôi xin giới thiệu một bài thuốc tiêu biểu để các bạn tham khảo.
Bài thuốc Ngọc bình phong tán
Đây là bài thuốc đã có từ lâu đời (từ thế kỷ thứ 14), được đánh giá là vẫn còn giá trị điều trị khá cao ở Trung Quốc vì:
- Lượng thuốc sử dụng đơn giản, ít vị.
- Giá thành phù hợp với mọi đối tượng.
- Phạm vi sử dụng rộng (không chỉ phòng trị cúm nhưng còn trị được nhiều loại bệnh có nguồn gốc gần giống cúm, đó là sự suy yếu của khả năng miễn dịch, khiến cho người ta dễ bị mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm, lây lan (dịch) như cúm…
Dược vị: bạch truật 60g, hoàng kỳ 180g, phòng phong 60g. Tất cả tán bột. Mỗi lần dùng 8-12g, ngày 2 lần. Hoặc mỗi lần dùng 12g, thêm 3 lát gừng, sắc uống.
- Tác dụng: ích khí, cố biểu, chỉ hãn. Trị khí hư mồ hôi tự ra, dễ bị cảm.
Giúp tăng sức đề kháng, tăng tính miễn dịch.
Theo thiên Bì bộ luận (Tố vấn 56), tà khí xâm nhập vào cơ thể, trước hết vào phần da lông, rồi vào tấu lý, vào các lạc, vào kinh rồi vào tạng phủ. Như vậy da lông là phần ngoài cùng dễ bị tà khí xâm nhập và cũng là bộ phận chống lại với tà khí, sách Nội kinh gọi là “Vệ khí” (phần khí giúp cơ thể bảo vệ chống lại những yếu tố gây bệnh từ bên ngoài). Theo Nội kinh, khi cơ thể bệnh là dấu hiệu “Chính khí suy, tà khí thịnh”. Nay nếu chính khí thịnh thì tà khí không thể xâm nhập vào được, nói cách khác, nếu phần vệ khí của cơ thể mạnh, có đủ sức đề kháng thì tà khí không thể xâm nhập vào cơ thể để gây nên bệnh. Bài Ngọc bình phong tán dựa vào tác dụng của phòng phong dẫn hoàng kỳ ra ngoài biểu, lại được sự hỗ trợ của bạch truật làm cho phần biểu được vững mạnh, Vệ khí được tăng cường, khiến cho tà khí không xâm nhập vào được. Như vậy, bài Ngọc bình phong tán được coi như có khả năng tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật, tăng khả năng miễn dịch giúp cơ thể không bị cảm nhiễm thời khí.
Thực tế lâm sàng cho thấy trong nhiều năm qua, nhiều bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân “nắng không ưa, mưa không chịu” khi được cho dùng dài ngày bài thuốc này, vào trước những dịp thay đổi thời tiết, họ ít bị bệnh hơn so với trước đây không dùng thuốc.
Theo thực nghiệm chứng minh cho thấy, bài này có tác dụng nâng cao lượng globulin miễn dịch trong máu và tác dụng thực bào của tế bào đơn nhân, đại thực bào, lại có thể thúc đẩy cơ thể sản suất interferon. Bài này là một bài thuốc tiêu biểu cho những bài thuốc tăng cường chức năng miễn dịch không đặc hiệu (Thiên gia diệu phương, Q. Thượng).
Một số ứng dụng bài Ngọc bình phong tán
Trị viêm hô hấp truyền nhiễm: dùng bài Ngọc bình phong tán trị 85 ca, kết quả khỏi 59, có kết quả 22, không kết quả 4 (Trung y tạp chí (1) 1982).
Trị trẻ nhỏ mồ hôi tự ra (tự hãn): dùng bài Ngọc bình phong tán trị 56 ca. Kết quả khỏi 33, hiệu quả ít 20, không hiệu quả 1 (Liêu Ninh - Trung y tạp chí (5) 1983).
Trị mồ hôi trộm: dùng Ngọc bình phong tán trị 44 ca, khỏi 41, có hiệu quả 3 (Thượng Hải - Trung y dược tạp chí (11) 1964).
Viêm mũi dị ứng: dùng Ngọc bình phong tán trị 255 ca, khỏi 106, hiệu quả ít 72, có kết quả 38, không kết quả 39 (Thượng Hải - Trung y dược tạp chí (11) 1964).
Trị mề đay, dị ứng mạn tính: dùng Ngọc bình phong tán trị 26 ca, kết quả khỏi 8, có kết quả 14, không kết quả 4. Uống 7 - 21 ngày (Bắc Kinh – Trung y Học viện học báo (3) 1978).
Da nổi vết ban: dùng Ngọc bình phong tán trị 100 ca, khỏi 95, hiệu quả ít 4, không hiệu quả 1 (Hồ Bắc – Trung y dược tạp chí (6) 1989).
Trị ho: dùng Ngọc bình phong tán trị 200 ca, trong đó 56 ca viêm đường hô hấp trên, 38 ca viêm phế quản cấp, 106 ca viêm phế quản mạn. Kết quả: hiệu quả ít 181 ca, có hiệu quả 14, không hiệu quả 5, uống 2 -11 ngày (Hồ Bắc - Trung y dược tạp chí (3) 1987).
Lác mặt: dùng Ngọc bình phong tán trị 49 ca, khỏi 32, hiệu quả ít 15, có kết quả 2 (Thiểm Tây - Trung y dược tạp chí (3) 1989).
Trị trẻ nhỏ sốt về mùa hè: dùng Ngọc bình phong tán trị 25 ca. Kết quả khỏi hoàn toàn. Uống 3 - 7 ngày (Hồ Bắc - Trung y dược tạp chí (4) 1987).
Trị lác, lang ben, da mẩn đỏ (tử điến): dùng Ngọc bình phong tán trị 7 ca. Trong đó tiểu cầu giảm 4 trường hợp, dị ứng 3 trường hợp. Kết quả: khỏi hoàn toàn (Thiểm Tây tạp chí (6)1986).
Trị thận viêm thể ẩn: dùng Ngọc bình phong tán trị 36 ca. Kết quả hồng cầu trong nước tiểu giảm 90,9%, đản bạch giảm 83,3%. Trung bình bị bệnh 8 tháng đến 3 năm, theo dõi không thấy tái phát (Trung - Tây kết hợp tạp chí (6) 1983).
Các bệnh chứng nêu trên, xét về cơ bản đều do khả năng miễn dịch của cơ thể suy yếu, cho nên phát sinh bệnh dưới nhiều hình thức, nhiều dạng khác nhau. Nhưng có điều cần lưu ý là đều được trị khỏi bằng bài Ngọc bình phong tán, điều này cho thấy sự đáp ứng của cơ thể đối với bài thuốc này và bài này đáng được dùng, nhất là những người “nắng không ưa, mưa không chịu”, lúc nào cũng có thể bị bệnh…
Theo y sử của Đông y thì có nhiều trận dịch cúm bùng phát ở nhiều quốc gia, nhất là Trung Quốc, vì vậy các thầy thuốc Trung Quốc đã lưu tâm nghiên cứu và đã giới thiệu nhiều bài thuốc có hiệu quả cao trong việc chống lại cúm. Chúng tôi xin giới thiệu một bài thuốc tiêu biểu để các bạn tham khảo.
Bài thuốc Ngọc bình phong tán
Đây là bài thuốc đã có từ lâu đời (từ thế kỷ thứ 14), được đánh giá là vẫn còn giá trị điều trị khá cao ở Trung Quốc vì:
- Lượng thuốc sử dụng đơn giản, ít vị.
- Giá thành phù hợp với mọi đối tượng.
- Phạm vi sử dụng rộng (không chỉ phòng trị cúm nhưng còn trị được nhiều loại bệnh có nguồn gốc gần giống cúm, đó là sự suy yếu của khả năng miễn dịch, khiến cho người ta dễ bị mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm, lây lan (dịch) như cúm…
Dược vị: bạch truật 60g, hoàng kỳ 180g, phòng phong 60g. Tất cả tán bột. Mỗi lần dùng 8-12g, ngày 2 lần. Hoặc mỗi lần dùng 12g, thêm 3 lát gừng, sắc uống.
- Tác dụng: ích khí, cố biểu, chỉ hãn. Trị khí hư mồ hôi tự ra, dễ bị cảm.
Giúp tăng sức đề kháng, tăng tính miễn dịch.
Theo thiên Bì bộ luận (Tố vấn 56), tà khí xâm nhập vào cơ thể, trước hết vào phần da lông, rồi vào tấu lý, vào các lạc, vào kinh rồi vào tạng phủ. Như vậy da lông là phần ngoài cùng dễ bị tà khí xâm nhập và cũng là bộ phận chống lại với tà khí, sách Nội kinh gọi là “Vệ khí” (phần khí giúp cơ thể bảo vệ chống lại những yếu tố gây bệnh từ bên ngoài). Theo Nội kinh, khi cơ thể bệnh là dấu hiệu “Chính khí suy, tà khí thịnh”. Nay nếu chính khí thịnh thì tà khí không thể xâm nhập vào được, nói cách khác, nếu phần vệ khí của cơ thể mạnh, có đủ sức đề kháng thì tà khí không thể xâm nhập vào cơ thể để gây nên bệnh. Bài Ngọc bình phong tán dựa vào tác dụng của phòng phong dẫn hoàng kỳ ra ngoài biểu, lại được sự hỗ trợ của bạch truật làm cho phần biểu được vững mạnh, Vệ khí được tăng cường, khiến cho tà khí không xâm nhập vào được. Như vậy, bài Ngọc bình phong tán được coi như có khả năng tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật, tăng khả năng miễn dịch giúp cơ thể không bị cảm nhiễm thời khí.
Thực tế lâm sàng cho thấy trong nhiều năm qua, nhiều bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân “nắng không ưa, mưa không chịu” khi được cho dùng dài ngày bài thuốc này, vào trước những dịp thay đổi thời tiết, họ ít bị bệnh hơn so với trước đây không dùng thuốc.
Theo thực nghiệm chứng minh cho thấy, bài này có tác dụng nâng cao lượng globulin miễn dịch trong máu và tác dụng thực bào của tế bào đơn nhân, đại thực bào, lại có thể thúc đẩy cơ thể sản suất interferon. Bài này là một bài thuốc tiêu biểu cho những bài thuốc tăng cường chức năng miễn dịch không đặc hiệu (Thiên gia diệu phương, Q. Thượng).
Một số ứng dụng bài Ngọc bình phong tán
Trị viêm hô hấp truyền nhiễm: dùng bài Ngọc bình phong tán trị 85 ca, kết quả khỏi 59, có kết quả 22, không kết quả 4 (Trung y tạp chí (1) 1982).
Trị trẻ nhỏ mồ hôi tự ra (tự hãn): dùng bài Ngọc bình phong tán trị 56 ca. Kết quả khỏi 33, hiệu quả ít 20, không hiệu quả 1 (Liêu Ninh - Trung y tạp chí (5) 1983).
Trị mồ hôi trộm: dùng Ngọc bình phong tán trị 44 ca, khỏi 41, có hiệu quả 3 (Thượng Hải - Trung y dược tạp chí (11) 1964).
Viêm mũi dị ứng: dùng Ngọc bình phong tán trị 255 ca, khỏi 106, hiệu quả ít 72, có kết quả 38, không kết quả 39 (Thượng Hải - Trung y dược tạp chí (11) 1964).
Trị mề đay, dị ứng mạn tính: dùng Ngọc bình phong tán trị 26 ca, kết quả khỏi 8, có kết quả 14, không kết quả 4. Uống 7 - 21 ngày (Bắc Kinh – Trung y Học viện học báo (3) 1978).
Da nổi vết ban: dùng Ngọc bình phong tán trị 100 ca, khỏi 95, hiệu quả ít 4, không hiệu quả 1 (Hồ Bắc – Trung y dược tạp chí (6) 1989).
Trị ho: dùng Ngọc bình phong tán trị 200 ca, trong đó 56 ca viêm đường hô hấp trên, 38 ca viêm phế quản cấp, 106 ca viêm phế quản mạn. Kết quả: hiệu quả ít 181 ca, có hiệu quả 14, không hiệu quả 5, uống 2 -11 ngày (Hồ Bắc - Trung y dược tạp chí (3) 1987).
Lác mặt: dùng Ngọc bình phong tán trị 49 ca, khỏi 32, hiệu quả ít 15, có kết quả 2 (Thiểm Tây - Trung y dược tạp chí (3) 1989).
Trị trẻ nhỏ sốt về mùa hè: dùng Ngọc bình phong tán trị 25 ca. Kết quả khỏi hoàn toàn. Uống 3 - 7 ngày (Hồ Bắc - Trung y dược tạp chí (4) 1987).
Trị lác, lang ben, da mẩn đỏ (tử điến): dùng Ngọc bình phong tán trị 7 ca. Trong đó tiểu cầu giảm 4 trường hợp, dị ứng 3 trường hợp. Kết quả: khỏi hoàn toàn (Thiểm Tây tạp chí (6)1986).
Trị thận viêm thể ẩn: dùng Ngọc bình phong tán trị 36 ca. Kết quả hồng cầu trong nước tiểu giảm 90,9%, đản bạch giảm 83,3%. Trung bình bị bệnh 8 tháng đến 3 năm, theo dõi không thấy tái phát (Trung - Tây kết hợp tạp chí (6) 1983).
Các bệnh chứng nêu trên, xét về cơ bản đều do khả năng miễn dịch của cơ thể suy yếu, cho nên phát sinh bệnh dưới nhiều hình thức, nhiều dạng khác nhau. Nhưng có điều cần lưu ý là đều được trị khỏi bằng bài Ngọc bình phong tán, điều này cho thấy sự đáp ứng của cơ thể đối với bài thuốc này và bài này đáng được dùng, nhất là những người “nắng không ưa, mưa không chịu”, lúc nào cũng có thể bị bệnh…
Nguồn: Sức khỏe & Đời sống
0 comments:
Đăng nhận xét