14/5/09

Stress có đáng sợ?

STRESS CÓ ĐÁNG SỢ?


- Stress có phải là một bệnh không khi số người stress đang không ngừng tăng lên? Ước tính cứ 4 nhân viên sẽ có 1 người bị stress và trên 60% mất việc làm có liên quan với bệnh này, theo Tổ chức An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp EU.


Những quan điểm khác nhau về stress

Từ “stress” được sử dụng lần đầu vào những năm 30 của thế kỷ trước trong tài liệu của nhà nội tiết học Hans Seyle (người Áo). Ông đã hành hạ các con vật để xem tác động của hành vi đó đối với cơ thể chúng. Ông nhận thấy các mức phản ứng: hoảng hốt, chống cự và sự kiệt quệ và ông gọi chung là phản ứng stress. Rồi kết luận rằng stress rõ ràng gây hại cho cơ thể, từ tim tới hệ miễn dịch... stress ảnh hưởng tới toàn bộ thể lực.

Một nghiên cứu khác cho thấy sau cái chết của người bạn đời, người còn lại sẽ thường mong ngóng sớm chấm dứt cuộc sống, khiến nguy cơ tử vong trong vòng 6 tháng sau khi mất đi người thân yêu tăng lên. Đó là do chịu tác động bởi stress. Tương tự, nó cũng làm đứa trẻ phát triển chậm lại nếu người thân yêu mất đi.

Nhưng các chuyên gia như GS Stephen Bloom, chuyên gia trong lĩnh vực stress của trường ĐH Imperial, và Angela Patmore, tác giả cuốn Sự thật về stress đồng thời là chuyên gia về stress của ĐH East Anglia (Mỹ), thì cho rằng loại áp lực stress không làm cơ thể ốm mà nó còn có tác dụng tốt là đằng khác.

Sống trong một môi trường nhiều áp lực, bạn có thể cảm thấy mình bất lực, không thể thay đổi. “Đó là khi sống cùng với mẹ chồng và bạn bị ghét, hay khi làm một công việc mà bạn không thích. Lúc đầu, bạn sẽ đấu tranh với hoàn cảnh, rồi dần dần trở nên nhẫn nhục. Sự lo lắng và thất vọng bắt đầu xuất hiện. Sau đó là ảnh hưởng tới toàn cơ thể, hệ miễn dịch bị suy yếu, các bệnh tật trỗi dậy, vết thương lâu lành hơn... Đó là một sự chết dần về mặt sinh học”, GS Bloom kể 1 nghiên cứu về stress.

Một nghiên cứu khác lại cho rằng: stress mãn sẽ kích thích sản xuất các hormone cortisol và adrenaline liên tục, mà các hormone này có thể dẫn tới huyết áp cao, tiêu hóa kém và suy giảm hệ miễn dịch. Nhưng sau nhiều tháng hay nhiều năm, tuyến thượng thận trở nên ốm yếu vì làm việc quá tải và quá trình sản xuất hormone sẽ suy giảm nhanh chóng, dẫn đến sự kiệt quệ và chán nản. Thậm chí, còn gây ra những tai họa ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngược lại, những nghiên cứu gần đây nhất về chống lão hóa cho thấy khi con người quá bận rộn, cơ thể sẽ tiết ra các protein có khả năng sửa chữa các tế bào và kéo dài tuổi thọ.

Điều trị stress - Ngành công nghiệp “hái” ra tiền

“Sau khi phân tích hàng trăm nghiên cứu về stress, tôi phát hiện ra hơn 650 quan niệm khác nhau về vấn đề này”, Patmore. “Nhưng về cơ bản, tất cả đều xoay quanh cảm xúc của con người, từ lo lắng đến sự phiền muộn; từ thất vọng đến tiếc nuối. Tất cả đều không phải là những cảm xúc tích cực nhưng hoàn toàn không cần phải dùng tới thuốc”, GS Bloom nói.

Tuy nhiên, một ngành công nghiệp khổng lồ đang “thổi phồng” những loại cảm xúc này là “stress”. Hiện có khoảng 15 triệu website với khoảng 2 triệu “tín đồ” chuyên mua từ các test kiểm tra nồng độ hormone đến các loại bóng mát xa giúp điều trị triệu chứng.... Vào đây, người có “bệnh” có cảm giác an tâm, tin tưởng rất lớn.

Những đứa trẻ nói rằng chúng phải chịu áp lực nặng nề từ các kỳ thi, các cuộc kiểm tra; ở nơi công sở, những trở ngại trong công việc và sự quản lý thiếu công minh cũng tác động tiêu cực tới đời sống tinh thần của nhân viên.

Nhưng thực tế là chúng ta làm việc ngày càng ít giờ hơn nhưng lại muốn kiếm tiền hơn ông bà chúng ta. Thêm vào đó, chúng ta lại còn được “tuyên truyền” rằng những phản ứng dâng trào của cảm xúc đều không tốt cho sức khỏe.

Patmore nói: “Mọi người đều cảm thấy lo lắng và ý thức rằng mình stress khiến chúng ta tin rằng những biểu hiện này là không bình thường và cần được điều trị.

Và như thế, những người tạo ra ngành công nghiệp “trị” stress đã hoàn thành được “sứ mệnh” của mình là tạo ra một loại bệnh và bán các sản phẩm để điều trị chứng bệnh đó”.

Thành quả là ngành công nghiệp này có mức tăng trưởng tới 800% trong những năm gần đây.

Theo Patmore, nó đang trở thành một cỗ máy sinh lời, với nguồn khai thác là chốn công sở (Những người muốn học quản lý stress phải trả tới 2.000 bảng (tương đương với khoảng 3.000 đô) và bất kỳ ai cũng có thể tham dự).

Liz Tucker, một cố vấn đặc biệt có kinh nghiệm 15 trong lĩnh vực này, cũng đồng ý với nhận xét của Patmor, rằng ngành công nghiệp stress đang ngày càng mất kiểm soát. “Năm ngoái, trong một hội chợ thương mại, tôi đã người ta bán các con cá heo nhựa màu xanh và nói rằng nó chứa đựng “tinh thần của biển cả”. Chỉ cần cọ cọ con cá heo này vào thái dương là sẽ giảm được stress. Thật là lố bịch", Liz Tucker chia sẻ.

“Những hướng dẫn về ứng phó với stress ngày càng giống với lời khuyên phẫu thuật thẩm mỹ. Rất nhiều người thực hiện theo dù không cần đến. Chúng ta đã sai lầm khi cho stress là một bệnh mà cần phải điều trị. Thực tế, stress - cảm giác áp lực - là một phần không thể thiếu trong cuộc sống”, GS Bloom nói.

Ngay cả trong trường hợp stress thực sự thì chỉ cần điều trị bằng cách mát xa và thư giãn - tập trung vào 1 việc gì đó hoặc dùng giả dược chẳng hạn là đủ để làm người “bệnh” cảm thấy khá hơn.

Theo Dailymail

0 comments:

Đăng nhận xét